T3, 10 / 2018 10:10 sáng | ketoanblue

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là bản tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, trình bày một cách tổng quát nhất quá trình của doanh nghiệp. Vậy nội dung, ý nghĩa báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?

Mục đích của báo cáo tài chính doanh nghiệp: Mục đích chủ yếu của báo cáo này là cung cấp thông tin cần thiết về tình hình chính của tổ chức cho những người cần sử dụng để ra các quyết định kinh tế. Thông tin trên báo cáo kế toán tài chính chủ yếu được sử dụng bởi những người bên trong tổ chức là giám đốc, quản lý, cổ đông, bên ngoài tổ chức như các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan Nhà nước, khách hàng,… để ra các quyết định đầu tư, cấp tín dụng, và các quyết định liên quan khác. Vậy nội dung, ý nghĩa báo cáo tài chính doanh nghiệp được hiểu như sau:

Nội dung, ý nghĩa báo cáo tài chính doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo tài chính của Doanh nghiệp

Theo Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, hệ thống báo cáo kế toán tài chính của doanh nghiệp bao gồm bốn báo cáo sau đây:

– Bảng cân đối kế toán.

– Báo cáo kết quả kinh doanh

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Hệ thống Báo cáo tài chính Doanh nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam, gồm báo cáo tài chính năm (được lập khi kết thúc năm tài chính) vào báo cáo kế toán tài chính quý. Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Hệ thống báo cáo tài chính quý được được áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, và các doanh nghiệp khác có nhu cầu lập báo cáo tài chính quý

Trách nhiệm lập, trình bày, và nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp:

– Kết toán trưởng phải có trách nhiệm tổ chức và thực hiện việc lập, trình bày, nộp, và công khai báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.

– Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo kế toán tài chính năm của công ty, tổng công ty phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối năm tài chính dựa trên báo cáo kế toán tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, tổng công ty.

– Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo kế toán tài chính quý dạng đầy đủ.

– Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo kế toán tài chính hợp nhất giữa quý và báo cáo kế toán cuối năm theo quy định. Ngoài ra còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh.

Trách nhiệm nộp báo cáo  tài chính

Báo cáo tài chính doanh nghiệp phải lập và nộp vào cuối quý, cuối năm tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cho doanh nghiệp cấp trên theo quy định. Trường hợp có công ty con thì phải gửi kèm theo bản sao báo cáo kế toán tài chính cùng quý, năm của công ty con.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính của Doanh nghiệp:

Báo cáo tài chính quý: thời hạn gửi báo cáo kế toán tài chính quý chậm nất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Đối với tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 45 ngày kế từ ngày kết thúc quý.

Báo cáo kế toán tài chính năm: Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm  trong các tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đối với tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Nội dung, ý nghĩa báo cáo tài chính doanh nghiệp

Yêu cầu lập và trình bày báo cáo  tài chính doanh nghiệp:

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21″ Trình bày báo cáo tài chính” Quy định các yêu cầu cần phải tuân thủ khi lập và trình bày báo cáo tài chính như sau:

– Trung thực và hợp lý.

– Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy.

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi lập và trình bày báo cáo tài chính

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân tử sáu nguyên tắc được quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21″ Trình bày báo cáo tài chính” gồm:

– Hoạt động liên tục.

– Cơ sở dồn tích.

– Nhất quán

– Trọng yếu và tập hợp.

– Bù trừ.

– So sánh

Qua bài viết trên, Luật Blue hy vọng bạn đọc đã có thể trả lời được câu hỏi nội dung, ý nghĩa báo cáo tài chính doanh nghiệp và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Với tinh thần trách nhiệm cao, cẩn trọng trong công việc, vui vẻ, nhanh nhẹn, với mức giá  thật cạnh tranh, chúng tôi rất mong được sự hợp tác của Quý doanh nghiệp. Nếu quý khách muốn sử dụng dịch vụ kế toán,  tư vấn thuế – hướng dẫn quyết toán thuế có thể liên hệ với Luật Blue theo hotline: 0947.502.028 – 0974.208.518.

Bài viết cùng chuyên mục