T4, 09 / 2018 4:46 chiều | luatblue

Từ trước cho đến nay rất nhiều kế toán nghĩ rằng kế toán nội bộ là làm kế toán công nợ, kế toán kho hay là kế toán tiền lương,kế toán bán hàng,kế toán vật tư ,kế toán giá thành … nhưng trên thực tế làm kế toán nội bộ trong doanh nghiệp không phải như bạn nghĩ mà thực chất là bạn phải tập hợp được tất cả các phát sinh thực tế của Doanh nghiệp kể cả những phát sinh không có hóa đơn chứng từ, từ đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của Doanh nghiệp.

Qua nhiều tài liệu tham khảo trên mạng ,trên sách báo cũng như trong quá trình làm việc chúng tôi đưa ra khái niệm như sau :”Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là tập hợp tất cả các phát sinh thực tế, từ những phát sinh không có hóa đơn chứng từ, qua đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của Doanh nghiệp”.

Kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ

Chung quy thì Kế toán nội bộ sẽ phải đảm nhiệm tất cả các công việc ghi chép sổ sách kế toán các hoạt động diễn ra hàng ngày như :

  1. – Lưu giữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học, an toàn
  2. – Hạch toán các chứng từ kế toán nội bộ
  3. – Lập các báo cáo hàng tuần, tháng, quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp
  4. – Kiểm soát ,phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác
  5. – Phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự

Không chỉ những thế  kế toán nội bộ có thể được giao nhiệm vụ phân tích ,thống kê số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.Qua đó tư vấn cho giám đốc điều hành ra các quyết định đúng đắn và kịp thời các thắc mắc trong quá trình kinh doanh của giám đốc .

Công việc của kế toán nội bộ
Công việc của kế toán nội bộ

Tuy nhiên tùy vào từng quy mô của doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thường chỉ có 1 hoặc đến 2 người làm kế toán nội bộ, nhưng ở những doanh nghiệp quy mô lớn hơn, thì có thể có nhiều kế toán nội bộ và đảm nhiệm những mảng kế toán riêng ví dụ như :

  1. Kế toán quỹ tiền mặt : lập phiếu thu – chi, thực hiện thu chi và sổ theo dõi và quản lý luồng tiền qua quỹ.
  2. Kế toán ngân hàng: Mở tài khoản tại ngân hàng, lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền, nộp tiền vào tài khoản, cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.
  3. Kế toán kho: lập chứng từ xuất – nhập, nhập – xuất hàng, lên báo cáo nhập xuất tồn hàng và quản lý hàng.
  4. Kế toán công nợ: kế toán tổng hợp lên công nợ phải thu, phải trả, lập kế hoạch thu nợ, giãn nợ và kỹ năng đòi nợ, giãn nợ.
  5. Kế toán tiền lương: soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý hợp đồng lao động, xây dựng quy chế lương, cách tính và thanh toán lương, quản lý, theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
  6. Kế toán thanh toán: lập đề nghị ,theo dõi tạm ứng, hoàn ứng, thanh toán , đối chiếu công nợ.
  7. Kế toán bán hàng: lập hoá đơn hoá đơn, lập chứng từ bán hàng, tổng hợp doanh thu bán hàng báo cáo bán hàng.
  8. Kế toán tổng hợp: Phân loại chứng từ, phân tích chứng từ, cập nhật thông tin theo ngày lên báo cáo, lập báo cáo, phân tích số liệu cho ý kiến với ban quản lý tài chính hoặc kế toán trưởng.
  9. Kế toán trưởng: Công việc của kế toán trưởng và phạm vi của kế toán trưởng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của kế toán trưởng.
  10. Kiểm soát nội bộ: Công việc của kiểm soát nội bộ và các phạm vi của kiểm soát nội bộ.

Kế toán nội bộ là một vị trí có tầm quan trọng, chỉ cần thông qua kế toán nội bộ thì chúng ta có thể biết được các vấn đề thực trạng tài chính của doanh nghiệp, để từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn – sáng suốt nhất.

Bài viết cùng chuyên mục