T7, 10 / 2018 9:55 sáng | ketoanblue

Cách sắp xếp chứng từ trong phòng kế toán của mỗi công ty là khách nhau. Mỗi công ty có một cách sắp xếp chứng từ khác nhau sao cho dễ quản lý. Tuy nhiên không phải kế toán nào cũng biết cách sắp xếp hóa đơn chứng từ một cách khoa học, dễ tìm. Sau đây, Luật Blue xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi sắp xếp quản lý hóa đơn, chứng từ với mong muốn các bạn ứng dụng vào để dễ quản lý, tiết kiệm thời gian.

cach-sap-xep-chung-tu-trong-phong-ke-toan

Nguyên tắc: Sắp xếp hóa đơn, chứng từ theo tháng. Dựa vào hóa đơn đã kê khai trên tờ khai thuế

– Hóa đơn mua hàng thanh toán bằng tiền mặt. Thì kèm phiếu chi tiền mặt

– Hóa đơn mua hàng thanh toán bằng chuyển khoản. Thì kèm ủy nhiệm chi hoặc giấy báo nợ vào phía sau hóa đơn.

– Hóa đơn bán hàng khách hàng chuyển khoản thì kèm theo giấy báo có (phô tô)

– Hóa đơn bán hàng thu bằng tiền mặt của khách hàng. Thì kèm phiếu thu đi kèm

– Sổ phụ ngân hàng đóng theo tháng hoặc theo năm kèm theo UNC và các giấy nộp tiền

– Hóa đơn nhập khẩu kèm theo hồ sơ nhập khẩu như hợp đồng ngoại, bảng kê chi tiết hàng hóa đi kèm, vận tải đơn, chứng từ nộp thuế đi kèm…

– Tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Nếu nộp cho cơ quan thuế trực tiếp về công ty bạn phải lưu cẩn thận, sắp xếp theo từng tháng

– Tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Nếu nộp cho cơ quan thuế qua mạng sau khi nộp thành công. Bạn nên download về 1 bản lưu ở máy.  Và tải bản chứng minh đã gửi được tờ khai qua mạng do tổng cục thuế gửi vào địa chỉ mail khi đăng ký.

– Giấy nộp tiền thuế môn bài đính kèm với tờ khai thuế môn bài đã nộp ( nếu có)

– Giấy nộp tiền thuế TNDN đính kèm với tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý.

Trên đây là những kinh nghiệm về cách sắp xếp chứng từ trong phòng kế toán mà Luật Blue muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để dễ quản lý, tiết kiệm thời gian trong công việc cũng như tránh mất mát chứng từ hóa đơn.

 

Bài viết cùng chuyên mục