T3, 11 / 2018 5:34 chiều | ketoanblue

Phạm Nhật Vượng tự hào người con Hà Tĩnh. Phạm Nhật Vượng (sinh 1968) quê ở làng Phù Lưu (nay là xã Thụ Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) là tỷ phú đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 16.200 tỷ đồng tương đương gần tới 1 tỷ USD (1 tỷ đô là bằng 20.000)

Ông Phạm Nhật Phước và bà Nguyễn Thị Biện quê ở làng Phù Lưu (nay là xã Thụ Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) sinh được hai người con. Người chị tên Phạm Thị Lộc (nay đã 85 tuổi, đang sống ở quê nhà), người em trai tên là Phạm Nhật Quang (sinh năm 1936). Ông lấy vợ quê ở Hải Phòng, sinh 3 người con gồm: Phạm Nhật Vượng (1968), Phạm Thị Lan Anh (1970), Phạm Nhật Vũ (1972).

Tính đến ngày 07/03/2011, Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản lên đến 21.200 tỷ đồng (1 tỷ USD) và là tỷ phú chứng khoán đầu tiên của Việt Nam.

Phạm Nhật Vượng du học ở Liên Xô cũ rồi ở lại làm ăn. Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, đời sống của người dân nhiều nước trong khối cộng đồng gặp khó khăn, Phạm Nhật Vượng đã sang Ucraina và bắt đầu hoạt động kinh doanh trong cộng đồng người Việt. Số tiền Vượng thu được qua kinh doanh tổng cộng lên tới cả tỷ USD. Khi thành lập Tập đoàn kinh tế Technocom, trở thành Tập đoàn giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn nhanh tại Ucraina và xuất khẩu cho 29 quốc gia trên thế giới.

Lĩnh vực kinh doanh này phát triển lên nhanh nhanh chóng, tổng số vốn hiện nay lên tới hàng trăm triệu USD với hơn 3.000 cán bộ công nhân viên đang làm việc. Anh Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Tập đoàn TECHNOCOM kiêm Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Ucraina.

Đầu những năm 2000, Anh Phạm Nhật Vượng đầu tư về quê hương và hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Tháng 8 năm 2009, Đại hội đầu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức tại Hà Nội. Anh Phạm Nhật Vượng đã được Đại hội tín nhiệm bầu là chủ tịch Hiệp hội cùng 08 phó chủ tịch khác.

Cuối tháng 11 năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIC, ông Lê Khắc Hiệp, một thành viên khác của Vincom đã trao toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm giữ cho ông Vượng, tạo nên vụ tặng cổ phiếu đình đám trong giới chứng khoán.

Vincom: có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được thành lập chính thức vào ngày 3 tháng 5 năm 2002 với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng, sau đó gần một năm đã tăng lên 251 tỷ đồng. Từ lợi nhuận chưa phân phối trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng. Gần đây nhất, công ty đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên gần 1.200 tỷ đồng và thành 2.000 tỷ đồng vào tháng 9 năm 2009. Công ty đang xây một tổ hợp lớn gồm căn hộ cao cấp, văn phòng, khu mua sắm ở Hà Nội.

Năm 2006, ông đã bán tháp A Vincom tại 191 Bà Triệu cho ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV). Cuối năm 2011, ông lại bán tháp B Vincom cho ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và chuyển toàn bộ trụ sở văn phòng Tập đoàn và các đơn vị thành viên tại Hà Nội về Khu đô thị sinh thái Vincom Village tại Sài Đồng – quận Long Biên vào đầu tháng 1/2012.

Phạm Nhật Vượng tự hào người con Hà Tĩnh. Năm 2007, ông Phạm Nhật Vượng đã tài trợ 18,5 tỷ đồng để xây dựng trường trung cấp dạy nghề Phạm Dương và trường mầm non Phù Lưu cho quê hương Hà Tĩnh của ông.

Năm nay 44 tuổi, ông chủ Vingroup đang xây dựng 8 dự án bất động sản đa năng tại các vị trí đắc địa ở Việt Nam với tổng chi phí dự kiến hơn 4 tỷ USD. Ông còn muốn làm giầu hơn nữa cho công ty của mình bằng cách bán các căn hộ trung – cao cấp cho người dân muốn đa dạng hóa các tài sản nắm giữ chứ không còn chỉ giữ tiền mặt và vàng như trước nữa, Bloomberg cho biết.

“Người dân Việt Nam đang còn đang giữ một lượng vàng lớn. Người Việt Nam có một điểm tương đồng với người Trung Quốc, đó là họ không thể cứ giữ vàng dưới chân giường mãi được. Thế nào rồi cũng có lúc họ sẽ phải lấy ra và mang đi đầu tư. Và điều này sẽ giúp cho thị trường bất động sản bùng nổ”, ông Vượng chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Bloomberg.

Doanh nhân này và vợ, bà Phạm Thu Hương, hiện nắm giữ khoảng 50% số cổ phiếu của Vingroup, doanh nghiệp lớn thứ 5 ở Việt Nam về giá trị vốn hóa thị trường. Cho đến nay, ông Vượng chưa từng xuất hiện trên các xếp hạng tỷ phú của thế giới, bởi vậy Bloomberg gọi ông là “tỷ phú ẩn danh của Việt Nam”.

Trước đây, ông Vượng theo học ngành kinh tế địa chất thuộc Đại học Địa chất Moskva tại Nga. Sau khi tốt nghiệp, ông chuyển tới Ukraine, thành lập nên công ty thực phẩm LLC Technocom. Công ty này sản xuất hơn 100 sản phẩm khác nhau, từ mỳ ăn liền tới khoai tây nghiền. Năm 2010, ông bán LLC Technocom cho tập đoàn Nestle SA, giá trị thượng vụ không được tiết lộ. Ở thời điểm đó, công ty này có mức doanh thu trên 100 triệu USD/năm.

Ông Vượng bắt đầu đầu tư về Việt Nam từ năm 2001. Đó cũng là thời điểm ông lập công ty du lịch khách sạn mang tên Vinpearl. Năm 2002, ông thành lập Vincom, công ty chuyên phát triển các dự án bất động sản thương mại và nhà ở trung – cao cấp. Vinpearl và Vincom đều là công ty niêm yết và đã sáp nhập thành Vingroup trong năm nay. Hiện Vingroup đang nắm lợi ích kiểm soát trong 19 dự án bất động sản đa năng và nghỉ dưỡng mà tập đoàn này đang xây dựng tại Hà Nội, TP HCM, Hưng Yên và Đà Nẵng.

Dự án đa năng Royal City của Vingroup tại Hà Nội có giá bán căn hộ từ 1.800-2.500 USD/m2. Khi hoàn thành vào năm tới, dự án này sẽ có công viên nước trong nhà và sân trượt băng đầu tiên ở Việt Nam.

Theo chuyên gia phân tích Phương Tôn của Công ty Chứng khoán Bản Việt, vị trí đẹp chính là nhân tố giúp cho Vingroup bán được nhà với giá cao. Ngoài ra, một thế mạnh của Vingroup, theo bà Tôn, là công ty này có thời gian hoàn tất dự án nhanh chóng. Bà Tôn hiện khuyến nghị các nhà đầu tư nên giữ cổ phiếu của Vingroup. “VIC có một lợi thế đặc biệt về vốn, đó là lý do tại sao họ có thể thực hiện được các dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn ngay từ khi bắt đầu thực hiện”, bà Tôn nhận định.

Năm nay, Vingroup đã huy động được 300 triệu USD nhờ phát hành trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư quốc tế. Vào năm 2009, doanh nghiệp này là công ty Việt Nam đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi ở nước ngoài, huy động được 100 triệu USD

Chủ tịch Vingroup cho biết sẽ thực hiện dự án bất động sản ở nước ngoài “khi nào có cơ hội tốt”. Năm nay, ông đã thuê hãng tư vấn McKinsey & Co. thực hiện rà soát chiến lược hoạt động kinh doanh của Vingroup và tư vấn công ty về chiến lược tương lai. Trước đó, ông Vượng đã tới thăm nhiều thành phố nước ngoài để tìm kiếm ý tưởng khi xây dựng các dự án của mình. Ông cũng là người coi trọng nguyên tắc và trao thưởng xứng đáng cho những ai làm việc hiệu quả với chất lượng tốt, luôn nhấn mạnh khẩu hiệu “tốc độ, sáng tạo và hiệu quả trong từng hành động” đối với nhân viên.

Theo Bloomberg, nhà tỷ phú này thường chơi bóng đá và bóng rổ mỗi tuần với các nhân viên của mình tại trung tâm thể thao của công ty. Vị trí mà “tỷ phú ẩn danh” này thường chơi tiền đạo, người giữ nhiệm vụ ghi bàn cho đội bóng. “Tấn công hơn là phòng thủ”, nguyên tắc này được vị chủ tịch tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam áp dụng cho tất cả mọi việc ông làm.

Bài viết cùng chuyên mục