Kế toán thuế là một phần nghiệp vụ kế toán vô cùng quan trọng nhưng dễ xảy ra sai sót trong quá trình làm. Vì vậy, trong bài viết này Luật Blue sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm làm kế toán thuế, cách làm báo cáo đúng luật và hàng tháng nên làm những gì và cần lưu ý những gì?
– Trước hết các bạn cần sắp xếp hoá đơn theo thứ tự theo ngày tháng năm. Bạn nên lấy giáy kẹp lại cho thứ tự doanh thu dịch vụ, doanh thu bán thành phẩm cho vào tương ứng.
– Khi hạch toán lên phần mềm bạn cần chia ra đâu là hàng hoá, đâu là nguyên vật liệu tài sản cố định,… Vì đây có thể bạn sẽ nhầm là công cụ dụng cụ hoặc taì sả của công ty khác
– Còn khi hạch toán đầu ra bạn nên chú ý đâu là doanh thu bán gàng, đâu là doanh thu bán hàng, đâu là doanh thu dịch vụ, doanh thu bán thành phẩm để đưa vào tài khoản tương ứng.
Kinh nghiệm làm kế toán thuế
– Khi kê khai thuế nên lưu ý các trường hợp kê khai đặc biệt như sau:
+ Hóa đơn nhập khẩu thì khi nào có chứng từ nộp tiền thuế nhập khẩu bạn mới được kê khai vào tháng nộp tiền. và thông tin ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày hóa đơn căn cứ vào giấy nộp tiền để kê khai. Nhà xuất khẩu nước ngoài không có mã số thuế.
Ví dụ: Tờ khai hải quan vào tháng 6/2018 nhưng đến tháng 07/2018 mới nộp tiền thì bạn kê khai vào tháng 7/2018.
+ Cần biết cách lưu trữ hóa đơn, giấy nộp tiền các loại thuế nên phô tô thêm mấy bản, nếu cơ quan thuế yêu cầu mang giấy nộp tiền đi đối chứng bạn nên mang tờ phô tô tránh mất chứng từ không chứng minh được công ty đã nộp tiền vào NSNN.
Hàng tháng bạn nên cẩn thận trong việc kê khai. Nên kiểm tra lại chỉ tiêu 25 trên hạch toán kế toán vì có khi nhỡ xóa đi chỉ tiêu này sẽ làm mất số thuế GTGT được khấu trừ.
– Hàng tháng bạn nên hạch toán vào phần mềm kế toán rồi mới hất dữ liệu ra hạch toán kế toán và so sánh số thuế được khấu trừ hay phải nộp của các tháng có trùng với nhau giữa HTKK và Phần mềm hạch toán hay không? Nếu sai bạn đang HT sai thuế hoặc kê khai sai. Chỉnh lại cho đúng trước khi nộp tờ khai. Đặc biệt là cuối năm tài chính. ( trước khi lập tờ khai thuế tháng 12/N)
– Lưu ý phần tiền lương trên chỉ tiêu 334 phải khớp với quyết toán thuế TNCN, như thế tổng lương có nghĩa là tổng lương phải trả cho cán bộ công nhân viên so với tổng hợp lương từng cá nhân lên quyết toán thuế TNCN cuối năm là số liệu khớp nhau.
– Khi lập bảng cân đối số phát sinh cần biết cách cân đối chi phí hợp lý như chi phí tiền lương so với doanh thu, chi phí tiếp khách trên tổng chi phí, chi phí khác…
– Cân đối các vấn đề như hàng tồn kho trên chi tiết phải giống tổng hợp không được lệch. Một vấn đề về hàng tồn kho các bạn thường sai đó là xuất hàng ra bán trước ngày nhập hàng mà không xử lý khi hạch toán dẫn tới sai báo cáo hàng tồn kho cuối kỳ. Giá trị còn mà số lượng đã hết. làm sai báo cáo tài chính
– Tương tự bạn cần xử lý các vấn đề về công cụ dụng cụ so với bảng trích phân bổ công cụ dụng cụ
– Tương tự bạn cần xử lý các vấn đề về tài sản cố định sơ với bảng trích khấu hao tài sản cố định.
– Kinh nghiệm quyết toán thuế: Trước khi lập báo cáo tài chính bạn cần phải lập quyết toán thuế TNDN trước để so sánh chênh lệch số thuế TNDN cuối năm so với các quý . Từ đó tạo bút toán xử lý chênh lệch thuế TNDN. kết chuyển lại mới lập BCTC
– Hàng tháng bạn nên biết cách cân đối mọi vấn đề trên báo cáo như trên: Thuế, chi phí, lợi nhuận… thì đến cuối năm bạn sẽ không vất vả trong việc lập BCTC. Đây là kinh nghiệm dành cho các bạn kế toán muốn làm nhiều công ty một lúc.
Hy vọng những kinh nghiệm làm kế toán thuế mà Luật Blue chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về kế toán thuế.