Phân biệt TSCĐ và CCDC – Tài sản nào trong doanh nghiệp được xem là tài sản cố định, tài sản nào được xem là công cụ dụng cụ? Tiêu chí để phân biệt giữa tài sản cố định và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp là gì?
Tài sản cố định là gì?
Theo Điều 3, Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định như sau:
“Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
- a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên
- c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.”
Công cụ dụng cụ là gì?
Theo điều 9, Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về tài sản là công cụ dụng cụ của doanh nghiệp như sau:
“Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này”.
⇒ Như vậy, ta có thể Phân biệt TSCĐ và CCDC của doanh nghiệp như sau: